EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024
Theo ông Thắng, thời gian qua, ngành chăn nuôi đang chuyển dịch sang hướng công nghiệp, hiện đại, tập trung, quy mô lớn và thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tham gia. Đặc biệt, trong năm 2024 luật Đất đai sửa đổi có phân loại đất dành cho chăn nuôi tập trung. Điều này cho thấy thể chế dành cho ngành này đã tương đối hoàn thiện. Đây cũng là cơ hội cho ngành tiếp tục phát triển theo hướng bền vững.Giáo viên và học sinh cùng diễn cải lương
Liên quan đến vụ tai nạn ô tô lao xuống sông ở Nam Định khiến 7 người chết, 2 người bị thương xảy ra chiều 30.1, bước đầu, cơ quan chức năng xác định, tài xế di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống sông, không va chạm với phương tiện khác.Hai ngày nay, vụ tai nạn nghiêm trọng cũng được chia sẻ trên khắp mạng xã hội, đa số người dân đều bày tỏ sự xót xa, thương tiếc cho các nạn nhân. Cũng trong chiều 30.1, một bức ảnh chụp gia đình 8 người tại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo (TP.Nam Định) được lan truyền trên mạng xã hội, những người lan truyền cho rằng đây là các nạn nhân trong vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại xã Nam Vân (TP.Nam Định).Trên thực tế, 8 người trong bức ảnh trên không phải là nạn nhân trong vụ việc. Trao đổi với Thanh Niên, chị Trần Thu Hà (31 tuổi, trú tại TP.Nam Định) cho biết, cuộc sống của gia đình bị đảo lộn từ khi bị hiểu nhầm."Khoảng 20 giờ ngày 30.1, tôi bất ngờ được người thân gửi ảnh, sau đó cũng có nhiều người điện đến hỏi thăm tình hình nên gia đình rất hoảng hốt và bối rối. Chuyện này khiến ngày tết của gia đình chúng tôi kém vui", chị Hà nói.Chia sẻ về bức ảnh bị hiểu nhầm, chị Hà kể, gia đình chị sống gần tượng đài Trần Hưng Đạo, ngày mùng 1 tết cả nhà đi du xuân nên ghi lại khoảnh khắc đó rồi đăng lên mạng xã hội. Chị Hà không hiểu lý do vì sao bức ảnh nhà chị có 8 người trong khi vụ tai nạn là 9 người nhưng lại bị cho rằng đó là gia đình mình."Tôi đã đăng tải thông tin đính chính trên trang Facebook cá nhân và liên hệ với một số fanpage xóa đi nhưng tốc độ lan truyền chóng mặt nên không làm gì được. Tôi hy vọng thông tin sai lệch được xóa đi để cuộc sống của gia đình trở lại bình thường", chị Hà nói thêm.Trước đó, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D., ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D.), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D.), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A.), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T.), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D.) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu, sức khỏe đã dần ổn định.
Tư vấn trực tuyến: Cách phòng bệnh dại từ vật nuôi
Hóa cao 1,75 m, đây là chiều cao khá khiêm tốn so với những người mẫu nam khác (1,8 m trở lên). Dù vậy, chính niềm đam mê nghề người mẫu mãnh liệt đã giúp Hóa quyết tâm chinh phục ước mơ. Hóa cho biết bản thân tập luyện thể hình mỗi ngày, lên mạng xem rất nhiều video của các mẫu nam ở nước ngoài trình diễn để học hỏi.
Theo TechRadar, tại triển lãm công nghệ CES 2025 diễn ra tại Mỹ vừa qua, Morse Micro, công ty tiên phong trong lĩnh vực Wi-Fi HaLow, đã trình diễn nguyên mẫu router mới nhất của hãng với phạm vi phủ sóng đáng kinh ngạc lên tới 16 km. Điều này đồng nghĩa với việc một mạng Wi-Fi gia đình có thể phủ sóng cho cả một khu vực rộng lớn, xóa bỏ giới hạn về khoảng cách kết nối.Khác với Wi-Fi truyền thống sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz dễ bị cản trở bởi các lớp tường và vật cản, công nghệ HaLow hoạt động trên băng tần sub-GHz (900 MHz), cho phép sóng Wi-Fi xuyên qua mọi chướng ngại vật một cách dễ dàng.Vào năm 2016, tốc độ của HaLow chỉ đạt 18 Mbps, khiến nhiều người hoài nghi về tiềm năng của công nghệ này. Tuy nhiên, chỉ sau 9 năm, Morse Micro đã cải thiện tốc độ lên đến 250 Mbps, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường như lướt web, gửi email và kết nối thiết bị IoT.Để chứng minh khả năng của HaLow, Morse Micro đã thực hiện thành công cuộc gọi video ở khoảng cách 3 km vào năm 2024. Thậm chí, hãng còn đạt được phạm vi phủ sóng 16 km trong một thử nghiệm tại công viên quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ).Morse Micro tin rằng HaLow sẽ cùng tồn tại với các băng tần Wi-Fi hiện tại, tạo ra hệ thống đa băng tần (2,4 GHz, 5 GHz và sub-GHz) và mang đến khả năng kết nối tối ưu nhất.Hiện tại, các thiết bị phổ biến như smartphone và laptop vẫn chưa hỗ trợ HaLow. Tuy nhiên, Morse Micro đang nỗ lực hợp tác để tích hợp chipset HaLow vào các thiết bị trong tương lai.Với những ưu điểm vượt trội, HaLow được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho kết nối không dây, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong các môi trường công nghiệp rộng lớn.
Sốc với món kem cá khô, sâu bướm
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.